Social Marketing là thuật ngữ không còn quá xa lạ trong ngành Marketing. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu và nắm rõ về hoạt động này. Đặc biệt trong bối cảnh mạng xã hội ngày càng phát triển hiện nay, Social Marketing càng có vai trò vô cùng quan trọng đối với các thương hiệu trong việc tiếp cận và chuyển đổi khách hàng. Nếu bạn đang tìm hiểu quy trình để xây dựng và triển khai chiến dịch Social Marketing thành công thì bài viết này là dành cho bạn.
Social Marketing là gì? Phân biệt Social Marketing với các khái niệm khác
Social Marketing là gì?
Theo Future Brand Viet Nam, Social Marketing là phương thức mà doanh nghiệp thực hiện để hoàn thành trách nhiệm xã hội, nhằm đưa các hình ảnh tích cực của công ty để thúc đẩy việc bán sản phẩm.
Hay cũng có thể hiểu, Social Marketing là việc tiếp thị tạo ra sự thay đổi của xã hội bằng cách sử dụng các kỹ thuật Marketing truyền thống, thay đổi hành vi khách hàng bằng việc nâng cao một nhận thức nào đó.
Việc này không giúp mang lại lợi ích trực tiếp cho doanh nghiệp mà chỉ thông qua các hình ảnh, hành vi có lợi cho xã hội để tạo ra những thay đổi tích cực trong cộng đồng. Social Marketing có mục tiêu cốt lõi là đưa ra một tiêu chuẩn, tăng cường nhận thức, thay đổi thái độ, niềm tin, cảm xúc và lôi kéo chú ý với các đối tượng mục tiêu.
Như vậy có thể hiểu Social Marketing (tiếp thị xã hội) là những hoạt động mượn từ các kỹ thuật Marketing thương mại dành mục đích tương tác xã hội, và gây ảnh hưởng đến một đối tượng mục tiêu để thay đổi hành vi của họ nhằm mang lại lợi ích cho xã hội. Nó có thể liên quan đến môi trường, sức khỏe, sự phát triển cộng đồng, sự an toàn hoặc Marketing vì một mục đích xã hội.
Bạn nên sử dụng các ý tưởng Social Marketing để điều chỉnh các chiến lược và làm việc trên các phương tiện hiệu quả nhất nhằm thúc đẩy những thay đổi phổ biến của hành vi xã hội trong nhiều lĩnh vực. Ngày nay, các mối quan tâm về sức khỏe và môi trường cộng đồng đứng đầu danh sách các chủ đề Social Marketing được sử dụng nhiều nhất.
Một số chiến dịch được thực hiện phổ biến như: Tuyên truyền mọi người không hút thuốc ở khu vực công cộng, sử dụng mũ bảo hiểm khi đi xe máy hay nhắc nhở người dân tuân thủ luật an toàn giao thông đường bộ.
Phân biệt các khái niệm Social Marketing, Social Media Marketing, Commercial Marketing và Green Marketing
Khái niệm | Điểm khác biệt so với Social Marketing | |
Social Media Marketing | Mục đích chính của hình thức này là sử dụng các nền tảng truyền thông xã hội như Twitter, Instagram, Facebook, YouTube và LinkedIn. Đây là các nhóm thuộc tính web được xuất bản chủ yếu bởi người dùng với mục đích xây dựng cộng đồng trực tuyến. | Social Marketing là một khái niệm rất rộng, sử dụng rất nhiều công cụ trong đó có Social Media và Social Network. Social Marketing sử dụng Social Media Marketing như là một công cụ để thực hiện thiên hướng trách nhiệm đối với xã hội.
Social Marketing được thiết kế để dẫn đến những thay đổi trong hành vi, những thay đổi trong chính sách hoặc những thay đổi trong môi trường để đem lại lợi ích tốt cho xã hội. Phương tiện truyền thông xã hội là một công cụ để PR để tăng nhận diện thương hiệu. |
Commercial Marketing | Còn gọi là tiếp thị thương mại, hình thức này có mục tiêu hướng đến giá trị kinh tế. | Sản phẩm Social Marketing muốn bán là hành vi, ý thức và thông điệp. Trong khi đó hình thức Commercial Marketing bán các sản phẩm và dịch vụ hữu hình, giá cả đã được xác định.
Social Marketing có mục tiêu nhắm đến những người có ảnh hưởng nhất định trong cộng đồng. Commercial Marketing lại hướng đến những người có khả năng mua hàng. Social Marketing được tài trợ công khai và có nhiều nguồn ủng hộ từ cả các quỹ công hoặc cá nhân, Commercial Marketing chủ yếu được tài trợ tư nhân, là một khoản chi phí thường xuyên của các công ty kinh doanh hiện nay. Commercial cũng như Social Marketing đều hướng đến việc đẩy mạnh bán hàng nhưng Commercial Marketing là chiến dịch quảng cáo, nó cụ thể hơn hoạt động marketing, tập trung đánh vào việc chạy quảng cáo cho dòng sản phẩm, tiếp cận nhiều nhất đến từng khách hàng, từng đối tác. |
Green Marketing | Hình thức này được sử dụng bởi một công ty để chứng minh trách nhiệm xã hội của công ty đó. Mặc dù một công ty thương mại có thể tham gia vào hỗ trợ quảng bá cho chiến dịch Social Marketing của đài phát thanh, với mục đích quảng bá cho việc kinh doanh của riêng họ. | Green Marketing cũng muốn thúc đẩy hành vi mua hàng của khách hàng nhưng trên hết mục tiêu của nó là đưa ra các sản phẩm xanh, thân thiện với môi trường.
Green Marketing có một chuỗi quy trình làm việc chặt chẽ từ thiết kế, định vị thương hiệu, chiến lược giá cả, hoạt động logistics, đến vòng đời sản phẩm đều được cân nhắc và hoàn thiện một cách tốt nhất, hiệu quả nhất, phù hợp nhất với tiêu chí xanh, thân thiện với môi trường. Green Marketing không còn chỉ đơn thuần là tiếp thị, bán hàng mà nó còn mang trên mình trách nhiệm xã hội, với nhiệm vụ nâng cao ý thức của cộng đồng về vấn đề bảo vệ môi trường. |
Các loại hình Social Marketing
Mỗi chiến lược Social Marketing cần có những hình thức Social Marketing riêng, phù hợp với từng trường hợp. Để có cái nhìn rõ ràng hơn về các loại hình Social Marketing và cách thức đo lường hiệu quả, chúng ta hãy cùng tiếp tục theo dõi qua những phần tiếp theo của bài viết.
Social Networks
Social Networks là một trong những hình thức của Social Marketing dựa trên sự phát triển của các nền tảng website và mạng xã hội. Đây là hình thức sử dụng các dịch vụ kết nối cộng đồng có điểm chung như sở thích, nhu cầu…nhằm cập nhật thông tin và kiến thức. Những người trong cộng đồng này được gọi là cư dân mạng.
Một số kênh được sử dụng khá phổ biến hiện nay như Facebook, Twitter, Instagram, LinkedIn, Zalo, MySpace….Việc đánh giá hiệu quả của Social Networks sẽ dựa trên khả năng kết nối, tiếp cận và chia sẻ trên cộng đồng.
Social News
Social News là hình thức marketing cung cấp tin tức về xã hội, giải trí hoặc các lĩnh vực khác trên website nhằm thu hút những người có sự quan tâm về các lĩnh vực này.
Hiệu quả của Social News được đánh giá dựa trên lượt đọc bài, lượng vote, lượng comment, view, lượt tiếp cận trên các trang tin như Vietcetera, Vnexpress, Newsvine… Đây là hình thức Marketing online trên những trang tin tức xã hội, giải trí. Ngoài việc đọc tin thì người dùng còn có thể bình luận, đánh giá về tin tức cũng như trao đổi về vấn đề xã hội hay đặt ra câu hỏi cần được tư vấn.
Social Bookmarking Sites
Đây là một trong những hình thức của Marketing online, dựa trên những trang web cho phép người dùng lưu trữ, quản lý dữ liệu, sắp xếp, chia sẻ thông tin của khách hàng. Social Bookmarking Sites có thể tiếp cận nhiều khách hàng, là địa chỉ tuyệt vời để chia sẻ, hợp tác, quảng bá thông tin vì vậy đây là hình thức được rất nhiều doanh nghiệp ứng dụng.
Social Blog Comments and Forums
Blog và Forum là diễn đàn trực tuyến cho phép các thành viên tổ chức các cuộc hội thoại bằng hình thức gửi tin nhắn. Đây cũng là hai trong số những phương tiện có ảnh hưởng và phổ biến nhất của Social Media. Hàng triệu người hàng ngày đang tương tác với những Blog hay diễn đàn theo nhiều cách bởi vì hầu hết các trang web sẽ có một Blog hoặc Forum kèm theo.
Đây là lý do tại sao Blog và Forum rất quan trọng đối với hình thức Social Media Marketing. Chúng có thể được sử dụng để cải thiện thứ hạng; thu hút người đọc; đạt được sự tin tưởng, tìm hiểu về khách hàng và tạo ra một mạng lưới rộng lớn người ủng hộ. Tuy nhiên loại hình Social Marketing này ít phổ biến trong thời gian gần đây.
Social Microblogging
Về cơ bản Microblogging là một phương tiện truyền thông tồn tại dưới dạng blog. So với một website thông thường thì một Microblogging có kích thước thực tế nhỏ hơn. Microblogging cho phép người dùng trao đổi những yếu tố nhỏ như những câu ngắn, hình ảnh cá nhân hoặc video liên kết và những thông tin này sẽ xuất hiện trên tường của những người đăng ký trên kênh của họ.
Các Social Microblogging phổ biến hiện nay là: Twitter, Tumblr, Plurk, Gab, Reddit, VK, Plerb,…
Social Media Sharing
Social Media Sharing là các dịch vụ cho phép bạn tải lên và chia sẻ thông tin dạng hình ảnh, video. Các website này cũng có những tính năng xã hội khác như tạo lập hồ sơ, đóng góp ý kiến về nội dung được chia sẻ.
Hiệu quả của hình thức này được đánh giá dựa trên lượt xem, mức độ lan truyền (viral), lượt chia sẻ (share), ứng dụng trên các Social Media như Youtube, Flickr, Snapfish, …
Ưu thế của hoạt động Social Marketing
Vậy là bạn đã phân biệt được khái niệm Social Marketing với các loại hình khác, dưới đây là 9 lợi thế khác biệt của Social Marketing khiến cho nó trở thành một công cụ quan trọng cho bất kỳ chiến dịch marketing nào của các doanh nghiệp. Social Marketing hữu ích trong việc:
- Thúc đẩy tiêu thụ các sản phẩm có ích cho sự phát triển của xã hội.
- Thúc đẩy ý thức về sức khỏe của mọi người và giúp họ áp dụng một lối sống lành mạnh hơn.
- Giúp phát triển các sáng kiến marketing xanh, góp phần bảo vệ môi trường.
- Giúp xóa bỏ các tệ nạn xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống.
- Social Marketing là một trong những cách marketing tiết kiệm chi phí nhất.
- Một trong những lợi thế tốt nhất của marketing xã hội là bất kỳ ai cũng có thể tận dụng nó và ảnh hưởng ở bất cứ đâu, ngay từ gia đình của họ.
- Social Marketing là cung cấp cho khách hàng những thông tin về sản phẩm, dịch vụ và thương hiệu của doanh nghiệp một cách nhanh chóng, hiệu quả và tiện lợi.
- Social Marketing không chỉ là cách thức mà còn là một phương tiện truyền thông xã hội giúp các doanh nghiệp có thể kết nối với nhau.
- Social Marketing có khả năng hỗ trợ hoạt động SEO của bạn có thứ hạng cao trên các công cụ tìm kiếm đặc biệt là Google.
Với những ưu thế vượt trội đã nói ở trên, Social Marketing là lựa chọn hợp lý không thể bỏ qua của các nhà làm Marketing hiện nay. Không chỉ các doanh nghiệp kinh doanh, tổ chức phi chính phủ cũng sử dụng hình thức tiếp thị này với mục đích thúc đẩy xã hội phát triển, nâng cao ý thức cho cộng đồng.
Tầm quan trọng của hoạt động Social Marketing
Social Marketing mang đến sự kết nối và chia sẻ không giới hạn trên mạng xã hội. Đây là kênh cung cấp thông tin sản phẩm, dịch vụ và thương hiệu của doanh nghiệp đến khách hàng một cách tiện lợi, nhanh chóng, hiệu quả. Social Marketing giúp hoạt động SEO của bạn lên Top đầu của công cụ tìm kiếm Google.
Bên cạnh đó, Social Marketing không những là phương tiện truyền thông xã hội mà còn là cách thức kết nối giữa các doanh nghiệp lại với nhau. Hơn nữa, nó còn có vai trò dẫn dắt người dùng đến với website của doanh nghiệp và thực hiện các thao tác mua hàng.
Facebook, Twitter, Linkedin, Instagram, Flickr, Youtube, Pinterest… hay các mạng Blog cũ như blogspot, blog wordpress, các hệ thống diễn đàn… sẽ là trở thành mảnh đất màu mỡ để mở rộng thị trường và phân khúc khách hàng.
Với những lợi ích ưu việt của hoạt động Social Marketing như đã nêu trên, các doanh nghiệp đã hiểu được vì sao không nên bỏ qua những lợi ích của hoạt động này. Vậy dưới đây sẽ là quy trình xây dựng một chiến lược Social Marketing hiệu quả.
7 bước xây dựng chiến lược Social Marketing hiệu quả cho các doanh nghiệp
Nghiên cứu chiến dịch và xây dựng kế hoạch triển khai
Có một điều bạn nên lưu ý đó là cần nghiên cứu trước và xuyên suốt toàn bộ chiến dịch khi thực hiện hoạt động Social Marketing. Việc thu thập và phân tích dữ liệu sẽ giúp hiểu rõ hơn về vấn đề và bối cảnh của đối tượng mục tiêu. Thấu hiểu được họ bị ảnh hưởng bởi những yếu tố kiến thức, thái độ và niềm tin như thế nào, từ đó phát triển các chiến thuật tiếp cận phù hợp và hiệu quả.
Nghiên cứu định lượng để thu thập thông tin thường được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu thứ cấp: Xem xét các bài báo học thuật, dữ liệu điều tra dân số và báo cáo dịch tễ học thu được từ bộ y tế.
Một yếu tố quan trọng không kém trong quá trình hình thành chiến dịch là nghiên cứu định tính các thông tin về Social Marketing.
Bạn cần chú ý tập trung quan sát hành vi, thái độ, thói quen của đối tượng mục tiêu trong cộng đồng của chính họ và các hành vi nào bạn đang mong muốn thay đổi.
Việc phỏng vấn các bên liên quan trong cộng đồng hoặc người cung cấp thông tin quan trọng, chẳng hạn như một bộ trưởng, nhân viên bán hàng hay chuyên viên trang điểm,…mỗi người ở những địa vị xã hội khác nhau, hoàn cảnh sống khác nhau sẽ giúp bạn có được cái nhìn sâu sắc, có giá trị về cộng đồng.
Các chiến dịch Social Marketing sẽ thất bại nếu đối tượng mục tiêu hướng tới quá rộng. Bằng cách phân đoạn đối tượng, bạn có thể xác định các nhóm dễ tiếp cận hơn bởi chiến dịch và có khả năng tạo các thông điệp và các đặc điểm khác nhau cho từng chiến dịch hướng tới các đối tượng mục tiêu cụ thể. Phân khúc khách hàng mục tiêu cũng có thể dựa trên vị trí địa lý, nhân khẩu học, tâm lý, thái độ hoặc niềm tin của họ.
Thiết lập mục tiêu của chiến dịch
Thiết lập mục tiêu là bước vô cùng quan trọng cần được thực hiện, nó quyết định hướng triển khai của toàn bộ chiến dịch Social Marketing.
Để xác định mục tiêu của chiến dịch, bạn cần trả lời những câu hỏi sau:
- Hành vi: Bạn muốn khách hàng thực hiện những gì?
- Kiến thức: Bạn muốn khách hàng biết những gì?
- Niềm tin: Bạn muốn khách hàng tin tưởng những gì?
Thông thường, một chiến dịch Social Marketing sẽ được tạo ra để đạt được một, hoặc một vài các mục tiêu chung sau:
- Nâng cao nhận thức về thương hiệu.
- Tăng mức độ tương tác.
- Thu hút khách hàng tiềm năng.
- Tăng doanh số bán hàng.
Tuy nhiên, những mục tiêu chung chung này là chưa đủ. Bạn cần phải cụ thể hóa chúng một cách rõ ràng nhất. Để làm được điều này, hãy sử dụng mô hình SMART. Theo mô hình này, mục tiêu bạn đặt ra cần đáp ứng các tiêu chí:
- Specific (Rõ ràng, cụ thể).
- Measurable (có thể đo lường).
- Attainable (có thể đạt được).
- Relevant (phù hợp, liên quan).
- Time-bound (trong thời hạn nhất định).
Bên cạnh đó, bạn cần phải đảm bảo rằng chiến lược Social Marketing phù hợp với chiến lược marketing tổng thể. Điều này giúp nâng cao giá trị công việc bạn đang thực hiện, làm cho chiến dịch Social Marketing đi đúng định hướng.
Xác định khách hàng mục tiêu
Sau khi xác định mục tiêu, bạn cần nghiên cứu và xác định nhóm đối tượng mục tiêu của toàn bộ chiến dịch.
Việc đánh giá phân khúc khách hàng sẽ dựa trên các hành vi của khách hàng. Để có cái nhìn khách quan và lựa chọn đúng nhóm khách hàng mục tiêu, cần chú ý đến các yếu tố:
- Nhân khẩu học.
- Nơi sinh sống, làm việc.
- Học vấn.
- Tâm lý.
- Sở thích.
- Hành vi tiếp nhận thông tin, mua sắm.
Bạn càng có một cái nhìn sâu sắc và rõ ràng về khán giả của mình, thì khả năng chiến dịch Social Marketing của bạn nhắm đúng nhóm đối tượng mục tiêu và đem lại hiệu quả tốt càng cao.
Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh
Phân tích năng lực cạnh tranh
Việc phân tích năng lực cạnh tranh cho phép bạn xác định được ai là đối thủ cạnh tranh và những lợi thế (cũng như bất lợi) mà họ đang có được. Bạn cũng sẽ hiểu rõ hơn về nhu cầu thị trường để làm cơ sở cho việc đặt ra mục tiêu cho chiến lược Social Marketing của mình.
Phân tích năng lực cạnh tranh còn giúp bạn phát hiện ra các cơ hội. Ví dụ, trường hợp đối thủ cạnh tranh của bạn đang chiếm ưu thế trên Facebook, nhưng lại không có nhiều hoạt động trên Twitter hoặc Instagram; bạn có thể tận dụng cơ hội tập trung đánh vào những kênh đó để tiếp cận nhóm khách hàng này.
Trước khi bắt đầu tạo content, bạn nên tìm hiểu về những gì mà đối thủ trực tiếp và gián tiếp của bạn đang làm. Bạn có thể phân tích thông qua các số liệu hiển thị bên ngoài. Tuy nhiên, một số doanh nghiệp cũng sử dụng các công cụ phân tích của bên thứ ba để tìm hiểu sâu hơn về đối thủ cạnh tranh của mình. Ví dụ như các công cụ như SemRush, Ahrefs, Sproutsocial, …
Mục đích của việc nghiên cứu đối thủ cạnh tranh là xác định họ đang làm gì và làm thế nào để điều chỉnh các chiến dịch của riêng mình sao cho phù hợp với ý định, nhu cầu của khách hàng mục tiêu.
Tương tác thông qua Social Listening
Khi bạn theo dõi tài khoản mạng xã hội của đối thủ cạnh tranh theo các từ khóa có liên quan, bạn có thể nhận thấy sự thay đổi trong chiến lược sử dụng tài khoản mạng xã hội của đối thủ. Bạn có thể phát hiện ra một bài đăng hoặc chiến dịch nào đó đem lại thành quả lớn. Hãy sử dụng những thông tin này để đánh giá chiến lược và mục tiêu của mình.
Xác định kênh Social Marketing cần triển khai
Đánh giá khả năng hiện tại của bạn
Nếu đã từng sử dụng các công cụ Social Media, bạn cần nhìn lại xem mình đã làm được những gì với những công cụ này thông qua việc trả lời các câu hỏi:
- Kênh nào đang hoạt động, kênh nào không còn hoạt động?
- Những ai đang kết nối với bạn trên mạng xã hội?
- Khách hàng mục tiêu của bạn đang sử dụng chủ yếu những kênh nào?
- Mức độ phủ sóng của bạn trên mạng xã hội so với đối thủ như thế nào?
Những thông tin sơ bộ này sẽ trở thành cơ sở để cải thiện hiệu quả hoạt động Social Marketing của bạn. Việc đánh giá khả năng hiện tại của doanh nghiệp giúp đem lại một cục diện rõ ràng về mục đích mà mỗi kênh mạng xã hội hướng đến. Nếu một kênh nào đó tồn tại không rõ mục đích, bạn nên xem xét lại việc lược bỏ bớt những kênh kém hiệu quả để tập trung vào những chiến lược khác tiềm năng hơn.
Để biết được một kênh social còn hiệu quả hay không, bạn nên đặt ra những câu hỏi sau:
- Khách hàng có sử dụng kênh này hay không? Nếu có, họ đang sử dụng những kênh đó như thế nào?
- Có thể sử dụng kênh social này để kiếm tiền hay không?
Xây dựng chiến lược nội dung
Một chiến lược Social Marketing thành công cần truyền tải được những thông điệp một cách nhất quán. Vì vậy bạn cần xác định thông điệp của cả chiến dịch Social Marketing và lên kế hoạch nội dung cho từng giai đoạn. Bên cạnh đó bạn cũng cần xác định các loại hình thể hiện phù hợp với nội dung.
Các loại hình thể hiện bao gồm: Hình ảnh, video, infographics, form đăng ký, bảng hỏi thu thập ý kiến, tạo sự kiện,… Có điều bạn cần chú ý đó là bạn nên đa dạng hóa các hình thức thể hiện nội dung. Một quy tắc thường xuyên được sử dụng trong xây dựng chiến lược nội dung đó là quy tắc 80/20.
- 80% bài đăng có nội dung hữu ích đối với khách hàng ví dụ như những thông tin hữu ích, cần thiết, có tác dụng giải quyết vấn đề của khách hàng các nội dung có chủ đề giáo dục hoặc mang tính giải trí cao.
- 20% nội dung còn lại có thể sử dụng để quảng cáo trực tiếp sản phẩm, dịch vụ hoặc thương hiệu của bạn.
Theo dõi hiệu quả và điều chỉnh phù hợp
Đây là thời điểm theo dõi và đánh giá hiệu quả chiến dịch dựa trên mục tiêu đã đề ra từ đầu. Điều bạn cần làm là xem xét các chỉ số hiệu suất đã được xác định từ bước đầu. Bạn quan tâm đến những chỉ số đo lường nào nhất, và theo dõi xem nó có đạt được như kỳ vọng hay không.
Việc thử nghiệm liên tục cho phép bạn nắm được những hoạt động nào hiệu quả và điều gì không hiệu quả, và từ đó bạn sẽ có hướng điều chỉnh hoạt động phù hợp dựa trên kết quả hiện tại.
Qua bài viết trên, chắc hẳn các bạn đã có cái nhìn sâu sắc hơn về khái niệm Social Marketing, phân biệt giữa Social Marketing và các thuật ngữ dễ bị nhầm lẫn khác. Nếu bạn quan tâm đến các chủ đề về Social Marketing hay Marketing và Branding, hãy tiếp tục quay lại website 5S Media hoặc theo dõi Fanpage 5S Consulting & Media để liên tục cập nhật các nội dung mới nhất.