Sau một năm 2023 đầy sôi động trong lĩnh vực Marketing, năm 2024 được kỳ vọng sẽ chứng kiến những sự thay đổi đáng chú ý. Hãy cùng 5s Media tổng kết những xu hướng được dự đoán sẽ là trung tâm của ngành Marketing dựa trên báo cáo của Kantar trong năm tới nhé!
1. Xu hướng sử dụng AI trong lĩnh vực sáng tạo
Nguồn ảnh: Kantar
Theo báo cáo Media Reactions 2023 của Kantar, 67% các Marketers cảm thấy tích cực về khả năng của Generative AI. Điều này cho thấy sự tăng trưởng trong tần suất sử dụng công nghệ mới này trong ngành. Các Marketers cũng đang khám phá các cơ hội sử dụng Generative AI để tạo ra hiệu quả trong việc phát triển và cá nhân hóa nội dung sáng tạo cũng như đổi mới với quy mô lớn.
Trong năm 2024, khi AI ngày càng được hoàn thiện hơn về quy mô, hiệu suất và sự sáng tạo, sẽ có thêm nhiều nội dung cạnh tranh và hấp dẫn hơn. Trong bối cảnh này, nhu cầu cập nhật và học cách sử dụng các phần mềm AI sẽ ngày càng tăng.
2. Yếu tố văn hoá ngày càng được ưu tiên
Văn hóa được ưu tiên hàng đầu: Marketers theo đuổi văn hóa để kết nối với người tiêu dùng. Thành công đến khi Marketers điều chỉnh phù hợp với văn hóa qua tính cách, thời trang, âm nhạc, ngôn ngữ,…
Theo báo cáo Kantar MONITOR:
- Gần 2/3 số người đồng ý rằng họ muốn những thương hiệu “phù hợp” với giá trị cá nhân của họ.
- 80% nói rằng họ “nỗ lực” mua hàng từ các công ty ủng hộ những mục đích quan trọng đối với họ.
3. Influencer Marketing vẫn là xu hướng nổi bật
Nội dung được tạo bởi Influencer vẫn là kênh quảng quảng ưu thích của người tiêu dùng. Theo Media Reactions 2023:
- Một nửa số Marketers trên toàn cầu cho biết họ đã đầu tư vào nội dung của Influencer vào năm 2023.
- 59% Marketers cho biết họ sẽ tăng chi tiêu cho Influencer vào năm 2024.
4. Thu hút được sự chú ý và có cảm xúc là 2 yếu tố đóng vai trò ngày càng quan trọng.
Các Marketers đang dần nhận ra rằng sự chú ý không chỉ đơn giản là việc đo lường số lượng tiếp cận. Vì vậy, thật ngạc nhiên khi các biện pháp đo lường hành vi xem (như thời gian xem) vẫn là phương pháp đo lường sự chú ý chủ đạo. Theo Media Reactions 2023, 62% các Marketers ưa chuộng và dùng phương pháp này để đo lường hiệu quả của các chiến dịch quảng cáo.
Nhưng chúng ta cũng thấy một xu hướng hướng tới việc hiểu rõ hơn về chất lượng của sự chú ý của người tiêu dùng qua cảm xúc. Vì vậy những kỹ thuật mã hóa khuôn mặt và theo dõi đường nhìn để đo lường cảm xúc ngày càng có khả năng hội nhập.
5. Thương hiệu cần tạo được giá trị bền vững, lâu dài, tác động tích cực đến môi trường và cộng đồng
Các chỉ số doanh nghiệp ngày càng đặt nặng vào sự quan trọng của việc tạo ra giá trị lâu dài, ảnh hưởng tích cực đối với cộng đồng và môi trường.
Vào năm 2024, chúng ta thấy sự thay đổi hướng tới đổi mới bền vững, truyền thông toàn diện và PR chiến lược để nuôi dưỡng niềm tin. Điều này liên quan đến việc cân bằng việc phát triển thương hiệu dài hạn với tiếp thị sản phẩm và các chỉ số ngắn hạn.
Người tiêu dùng ngày càng tìm kiếm các công ty đóng góp vào các giải pháp môi trường và xã hội, thể hiện qua mức tăng trưởng 31% của các thương hiệu Phát triển bền vững được xếp hạng hàng đầu của Kantar BrandZ trong năm 2021 — so với 23% của 100 thương hiệu hàng đầu.
6. Đổi mới để hướng đến mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng thương hiệu bền vững
Theo dữ liệu BrandZ 2023 của Kantar, những thương hiệu được coi là đổi mới có khả năng tăng trưởng gấp 3 lần so với những thương hiệu không đổi mới.
Vì thế đổi mới, đặc biệt là đổi mới đột phá sẽ là xu hướng mạnh mẽ vào năm 2024 đối với những thương hiệu muốn tìm kiếm con đường tốt nhất để tăng trưởng dần đều.
7. Thương hiệu SME có cơ hội bứt phá
Theo báo cáo Kantar Brand Footprint 2023, cứ 2 người mua sắm thì có 1 người thích mua hàng từ các thương hiệu nội địa hơn các thương hiệu lớn trên toàn cầu.
Trong năm 2024, các thương hiệu nhỏ và vừa sẽ tiếp tục đạt được thành công toàn cầu bằng cách tập trung vào ba lĩnh vực chính:
- Thị trường phân khúc và sản phẩm độc đáo
- Tận dụng các nền tảng xã hội và Influencers để phát triển
- Dẫn đầu với những đổi mới có mục đích và bền vững.
8. Xu hướng cao cấp hoá thương hiệu
Theo báo cáo Kantar Brand Footprint cho biết, người tiêu dùng đã phải thay đổi thói quen mua sắm do lạm phát toàn cầu và khủng hoảng chi phí sinh hoạt. Các hộ gia đình dần chuyển sang sử dụng nhãn hiệu nội địa (+6.3%), những nhà bán lẻ giá rẻ hơn (+10.2%) và những thương hiệu nhỏ hơn.
Tuy nhiên, năm 2024 cũng sẽ chứng kiến việc quản lý giá phức tạp hơn, như phân chia thị trường để phục vụ những khách hàng ít bị ràng buộc cũng như những người tiêu dùng tìm kiếm giá trị, thông qua chiến lược cao cấp hóa sản phẩm. Điều này sẽ giúp tăng cường lợi nhuận của danh mục thương hiệu và tối đa hóa cổ phần trên tất cả các phân khúc khách hàng.
9. Công cụ tìm kiếm online là top 5 điểm chạm lý tưởng nhất
Tính đến năm 2023, ước tính có khoảng 6,3 triệu lượt tìm kiếm trên Google diễn ra mỗi phút và cơ sở dữ liệu Kantar Connect cho thấy tầm quan trọng ngày càng tăng của các công cụ tìm kiếm trực tuyến, và được coi là top 5 điểm chạm lý tưởng nhất có tác động đến thương hiệu.
10. Sự phát triển của truyền thông bán lẻ (retail media)
Với những thay đổi trong hành vi tiêu dùng, đối với nhiều thương hiệu, truyền thông bán lẻ giờ đây trở nên quan trọng để tương tác với người mua. Dường như gần như mỗi tuần, có một mạng lưới truyền thông mới trong ngành bán lẻ được ra mắt. Theo Nghiên cứu so sánh ngành B2B mới nhất của Kantar, 56% chuyên gia truyền thông bán lẻ tại Bắc Mỹ sẽ tăng đầu tư vào kênh này. 46% Marketers toàn cầu cho biết họ sẽ tăng ngân sách truyền thông bán lẻ (Kantar Media Reactions 2023).