Brand activation (Kích hoạt thương hiệu) và Brand experience (Trải nghiệm thương hiệu) được coi là một trong những yếu tố làm nổi bật các sản phẩm và dịch vụ kinh doanh của doanh nghiệp. Brand activation (Kích hoạt thương hiệu) là một trong những kỹ thuật phổ biến trong việc quản lý thương hiệu. Nó liên quan chặt chẽ với Brand experience (Trải nghiệm thương hiệu).
Brand activation
Brand Activation được hiểu là quá trình giúp thương hiệu của bạn được mọi người biết tới, tăng sự nhận diện và tương tác với thương hiệu bằng các hoạt động trải nghiệm thương hiệu trực tiếp.
Brand Activation thường bị hiểu lầm rằng chỉ dành cho những nhãn hàng mới. Tuy nhiên, những nhãn hàng đã có “thâm niên” nhưng muốn re-branding hoặc tái định vị thương hiệu của mình thì đều cần đến Brand Activation. Kích hoạt thương hiệu cũng là một cách hiệu quả để thương hiệu và khách hàng có thể tương tác và giao tiếp với nhau qua các touch-points.
Mục tiêu chính của brand activation không nhắm trực tiếp đến việc tăng doanh thu cho nhãn hàng, mà thiên về hướng gia tăng nhận diện thương hiệu, cũng như tương tác với đối tượng khách hàng tiềm năng nhiều hơn.
Tuy chi phí cao, hiệu quả chưa thấy được ngay lập tức nhưng Brand Activation vẫn là một lựa chọn tốt mà các doanh nghiệp cần cân nhắc.
Brand experience
Trải nghiệm thương hiệu có thể được hiểu là tất cả những cảm xúc, suy nghĩ, tương tác của khách hàng đối với thương hiệu, dù là tiêu cực hay tích cực. Hầu hết các nhãn hàng đều muốn tạo ảnh hưởng tích cực nhất có thể đối với khách hàng của mình. Brand Experience có thể được thực hiện bằng nhiều cách, ví dụ như: công ty gửi newsletter hàng tháng cho khách hàng, công ty tích cực tham gia vào những vấn đề nổi trội trong xã hội, hoặc đơn cử như việc công ty luôn muốn lồng ghép một dấu ấn, thông điệp tiêu cực nào đó vào thương hiệu của mình. Tuy vậy, nhiều quảng cáo, thông điệp của thương hiệu đã làm khách hàng hiểu nhầm, dẫn đến những trải nghiệm tiêu cực, không đáng có.
Nếu nói Brand Experience là phần việc của marketing thì cũng không hẳn, bởi đây là một quá trình và phải phụ thuộc vào nhiều bộ phận khác như: chăm sóc khách hàng, lễ tân,v.v… Nhưng các marketers là những người đưa ra định hướng cho trải nghiệm người dùng, cũng chính là những người phụ trách chính cho phần việc này.